Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác năm 2024
Lượt xem: 248

          Chiều 25/12/2023, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác tư pháp giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ (2021 – 2026).

          Dự, chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

          Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh, Trần Tiến Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

          Tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng, có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban nội chính tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội; đại diện lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.

anh tin bai

Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng

          Năm 2023, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành tư pháp, trong các lĩnh vực công tác hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, có một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật như:

          - Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện kịp thời với khối lượng công việc lớn, góp phần đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật. Việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được đánh giá cao.

          Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 515 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành 3.763 VBQPPL cấp tỉnh, 2.523 VBQPPL cấp huyện và 1.750 VBQPPL cấp xã. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định 44 đề nghị xây dựng văn bản và 238 dự án, dự thảo VBQPPL; tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 543 dự thảo VBQPPL; các địa phương đã thẩm định 7.404 dự thảo VBQPPL (riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Tư pháp thẩm định: 739 đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL; tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định 1.896 dự thảo VBQPPL; các địa phương đã thẩm định 22.983 dự thảo VBQPPL). 

          - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú. Năm 2023, cả nước đã tổ chức được 436.362 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 32,3 triệu lượt người; tổ chức 10.936 cuộc thi cho gần 11,5 triệu lượt người dự thi; phát hơn 44 triệu tài liệu tuyên truyền (từ đầu nhiệm kỳ, cả nước tổ chức gần 1,47 triệu cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp cho hơn 100 triệu lượt người); các hòa giải viên đã tiếp nhận 90.522 vụ việc, với tỷ lệ hòa giải thành công trung bình là 84,7% và nhiều địa phương có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại địa bàn cơ sở (từ đầu nhiệm kỳ, cả nước tiếp nhận 302.172 vụ việc hòa giải và số hòa giải thành công là 259.554 vụ việc).

- Công tác thi hành án dân sự, các cơ quan THADS đã thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%) so với cùng kỳ năm 2022; đạt tỉ lệ 83,24% (tăng 0,74%) so với cùng kỳ năm 2022.

- Công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, thừa phát lại, quản lý thanh lý tài sản… tiếp tục được Bộ và các Sở Tư pháp tăng cường, bám sát chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và pháp luật của Nhà nước. Thể chế pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được chú trọng hoàn thiện, đặc biệt là tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Toàn ngành cũng đã chú trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, thông qua đó kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm.

- Công tác quản lý hoạt động luật sư, năm 2023, Bộ Tư pháp đã cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư cho 1.634 trường hợp; cấp và gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho 71 luật sư nước ngoài; cấp Giấy phép thành lập cho 04 công ty, chi nhánh công ty luật; các luật sư đã thực hiện 111.774 vụ việc, nộp thuế hơn 436 tỷ đồng.

- Công tác trợ giúp pháp lý có nhiều kết quả ấn tượng, nhất là việc thiết lập cơ chế trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên toàn quốc, số vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng tăng cao. Năm 2023, cả nước đã tiếp nhận 38.371 vụ việc TGPL, đã kết thúc  33.013  vụ việc TGPL cho 33.013 lượt người (tăng 19% so với với năm 2022).

anh tin bai

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu và chỉ đạo Hội nghị

          Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự đóng góp, kết quả đạt được của ngành tư pháp thời gian qua. Đồng chí lưu ý năm 2024 và từ nay đến hết nhiệm kỳ, ngành tư pháp tập trung rà soát, tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm của Quốc hội, chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành tư pháp, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

          Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ chất lượng các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Thực hiện nghiêm Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

          Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tham mưu giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính.

          Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; lý lịch tư pháp... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật, tập trung vào lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

          Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý đến việc tích cực xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ CBCCVC, cần có giải pháp để cán bộ trong ngành yên tâm công tác, giữ được niềm tin với công việc, gắn bó với ngành; đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC và chuyển đổi số…

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị

Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm trong toàn Ngành. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ, ngành Tư pháp sẽ quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện tốt hơn nữa chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Quốc hội thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và đưa các chủ trương, chính sách này đi vào cuộc sống; tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy ngành tư pháp tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước./.

 

Hải Đường - VP

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ...