Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng(17/10/2018)
Lượt xem: 34
Thực hiện Kế hoạch số 590/KH-HĐLN ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Cao Bằng (sau đây viết tắt là Hội đồng PHLN) về việc kiểm tra và tự kiểm tra liên ngành về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018, vừa qua, Hội đồng PHLN đã tiến hành kiểm tra công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Hà Quảng, Thạch An, Hạ Lang và Thành phố Cao Bằng.
Thực hiện Kế hoạch số 590/KH-HĐLN ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Cao Bằng (sau đây viết tắt là Hội đồng PHLN) về việc kiểm tra và tự kiểm tra liên ngành về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018, vừa qua, Hội đồng PHLN đã tiến hành kiểm tra công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng của huyện Hà Quảng, Thạch An, Hạ Lang và Thành phố Cao Bằng.

Đồng chí Nông Thanh Khoa, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng PHLN phát biểu trong buổi làm việc tại huyện Hạ Lang

Đoàn Kiểm tra do đồng chí Nông Thanh Khoa- Giám đốc Sở Tư pháp - Chủ tịch Hội đồng PHLN làm Trưởng đoàn; đại diện các ngành là thành viên: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Viện Kiểm sát Quân sự khu vực 13 thuộc Quân khu I và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Dự làm việc với Đoàn tại các đơn vị được kiểm tra có đại diện Thường trực Huyện ủy, Thành ủy; lãnh đạo các cơ quan tố tụng cấp huyện; các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án…

Tại các buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra đã nghe đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng báo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của đơn vị theo quy định của Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 11/TTLT).

Qua kiểm tra cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng các huyện, thành phố đã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai bảng thông tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý do Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cung cấp theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT đặt ở vị trí thuận lợi tại trụ sở, phòng tiếp dân của các cơ quan đơn vị, để công dân dễ dàng tiếp cận; cấp phát miễn phí mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Các vụ việc có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện và cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thông báo về việc đăng ký bào chữa, thông báo lịch xét hỏi, ghi nhận tư cách và quan điểm bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trợ giúp pháp lý được thể hiện trong bản án, Quyết định... theo đúng quy định.

Qua kiểm tra tại các nhà tạm giữ của Công an huyện và thành phố, thấy rằng phần lớn người đang bị tạm giữ, tạm giam đều thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và đã được nghe giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ tiếp cận thông tin về trợ giúp pháp lý.

 Đ/c Nông Văn Tuân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng PHLN kết luận buổi làm việc tại huyện Thạch An

Trong năm vừa qua, do thực hiện tốt công tác truyền thông, hướng dẫn cùng với những quy định mới về mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng... theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, số lượng các vụ việc do các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tăng so với cùng kỳ các năm trước. Một số đơn vị thực hiện tốt công tác phối hợp với tỉ lệ vụ việc được trợ giúp pháp lý so với tổng số vụ việc đã thụ lý, giải quyết cao (70- 80%), điển hình là scác cơ quan tiến hành tố tụng huyện Hạ Lang, huyện Thạch An

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại một số đơn vị vẫn còn một số hạn chế như việc giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho đối tượng chưa được cụ thể, rõ ràng; việc giải thích chưa được ghi trong biên bản tố tụng để lưu tại hồ sơ vụ án theo quy định của Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT; một số đơn vị có tỉ lệ vụ việc được trợ giúp pháp lý thấp so với tổng số vụ việc đã thụ lý, giải quyết...

Kết luận tại các buổi làm việc, thay mặt Đoàn kiểm tra, đồng chí Nông Thanh Khoa- Chủ tịch Hội đồng PHLN đề nghị các đơn vị cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thời gian tới, trong đó tập trung vào những nhiệm vụ như: tích cực triển khai nội dung Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018); tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09/CT- TU ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh... Đề nghị đơn vị Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước kịp thời cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý với các nội dung phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; tham mưu cho Hội đồng Phối hợp liên ngành triển khai có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp trong hoạt động tố tụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2019 (thay thế Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT)./.

                                                 Lã Trang

Tin khác
1 2 3 4 5  ...