Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN TỘC CỦA TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Lượt xem: 816

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 09/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025; Kế hoạch số 2015/KH-UBND ngày 08/08/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm thực hiện đồng bộ và có tính chiến lược trên các lĩnh vực công tác dân tộc, bao gồm: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn so với bình quân chung của cả tỉnh; sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khổi đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Công tác dân tộc của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 tập trung thực hiện hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm giảm từ 4% trở lên; phấn đấu 62 xã và 24 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; phấn đấu 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; 100% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 95% trở lên đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghe được phát thanh và xem được truyền hình; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%; tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh thông thường ở vùng đồng bào DTTS&MN; 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ, sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 16,4%; giảm bình quân 3%/năm trở lên số cặp tảo hôn và 5%/năm trở lên số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 09/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về lãnh đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025 và Kế hoạch số 2015/KH-UBND ngày 08/08/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Hai là, thể chế hóa các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trong các Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường phối hợp liên ngành từ tỉnh đến địa phương để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.

Ba là, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các dự án, tiểu dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025.

- Huy động, lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý cho Chương trình, chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh, an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, bình đẳng giới... nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu của Chương trình với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn;

- Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội, đoàn thể, các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ nguồn lực về kỹ thuật và tài chính; xây dựng cơ chế để các tổ chức này tham gia một cách tích cực và hiệu quả;

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, các nguyên tắc, tiêu chí nhằm tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện đạt và vượt mức các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Chương trình.

Bốn là, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo tồn phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, khu vực biên giới.

Năm là, thực hiện tốt công tác truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số về định hướng, chủ trương, quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về công tác Dân tộc và khối đại đoàn kết toàn Dân tộc. Phát huy vai trò của người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình.

Sáu là, tăng cường hợp tác liên vùng, thu hút nguồn lực từ các tổ chức doanh nghiệp, cộng đồng trong nước và Quốc tế.

Bảy là, xây dựng hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá đồng bộ, toàn diện, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình.

Tám là, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

 

Đào Thị Thúy

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

 

 

 


Tin khác
1 2 3 4 5  ...