Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2022
Lượt xem: 584
Ngày 21/12/2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo hội nghị.    

          Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)

          Dự hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Bế Minh Đức, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Đồng chí Bàn Thanh Hiền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

          Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và việc triển khai công tác tư pháp nói riêng, nhưng toàn Ngành Tư pháp đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao. Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện quyết liệt, linh hoạt, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật; công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực; việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được thực hiện kịp thời, trách nhiệm. Công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật được thực hiện hiệu quả; tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đã có nhiều đổi mới trong tư duy, cách làm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật đối với một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp: thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hành chính tư pháp; hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tiếp tục được nâng cao. Những kết quả nêu trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.

          Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tư pháp, pháp chế trong năm 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kết quả hoạt động trong một số lĩnh vực giảm so với năm 2020; tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng đến nay số văn bản chậm ban hành vẫn còn; chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, địa phương còn thấp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương chưa có trọng tâm, trọng điểm...

          Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự báo, tình hình năm 2022 có những thời cơ, thuận lợi, song khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó Bộ, ngành Tư pháp cần có tâm thế, chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các nhiệm vụ, trong đó cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật vì đây là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng xác định từ Đại hội lần thứ XI.  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ, ngành Tư pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp, tranh thủ sự ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp, đi đôi với đổi mới sáng tạo để hoàn thiện, xây dựng, phổ biến, thực thi, giám sát pháp luật. Đầu tư nhiều hơn cho công tác xây dựng thể chế, coi đây là đầu tư cho phát triển. Bên cạnh đó, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chủ động đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế. Thủ tướng nhấn mạnh phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết để xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân.

          Thủ tướng ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của Bộ ngành Tư pháp và các địa phương liên quan lĩnh vực tư pháp. Thủ tướng hoan nghênh và khuyến khích các ngành, địa phương tiếp tục mạnh dạn phản ánh, đề xuất tháo gỡ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp và đề xuất các giải pháp tháo gỡ thể chế, tất cả mục tiêu vì dân giàu nước mạnh./.

 

Lã Trang

Tin khác
1 2 3 4 5  ...