Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Lượt xem: 2246
Ngày 18 tháng 6 năm 2020, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (gọi tắt là Luật). Luật này sửa đổi, bổ sung 51 điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là Luật năm 2015), trong đó có một số điểm mới đáng chú ý sau:

 1. Bổ sung nhiều văn bản là văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định tại Điều 4 Luật năm 2015, Luật đã bổ sung các loại văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như:

- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

2. Nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Trước đây, Luật năm 2015 chỉ quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”. Quy định này nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

3. Sửa đổi quy định về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó là văn bản quy phạm pháp luật được bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Đồng thời, Luật sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các trường hợp một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành đó là:

- Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

- Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.

4. Sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong quy định thủ tục hành chính

Luật đã bổ sung trường hợp cho phép địa phương được quy định thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để quy định nội dung theo khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015.

          5. Bổ sung quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

 Theo đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung việc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định những vấn đề được Nghị quyết của Quốc hội giao.

          6. Về lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

 Luật đã bỏ quy định việc lập đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy trình xây dựng chính sách đối với khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật năm 2015 nhưng vẫn thực hiện đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật năm 2015.

Việc lập đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy trình xây dựng chính sách chỉ thực hiện đối với nghị quyết để quy định khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015.

          7. Sửa đổi thời gian thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp từ 10 ngày lên 15 ngày kể từ ngày cơ quan tư pháp nhận đủ hồ sơ thẩm định.

          8. Luật sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Cơ bản Luật tiếp tục kế thừa Luật năm 2015 về các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bên cạnh đó, Luật bổ sung 03 trường hợp gồm:

- (1) Cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- (2) Cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội;

- (3) Cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vẫn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn./.

                                                                                         Ngọc Ánh          
Tin khác
1 2 3 4 5  ...