Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU VÊ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020
Lượt xem: 1607

Luật Bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật gồm Luật BVMT năm 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật BVMT năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung, quy định mới như sau:

Thứ nhất, bổ sung chủ thể “cộng đồng dân cư”. Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT.

Thứ hai, phân nhóm các Dự án đầu tư theo tiêu chí môi trường và cắt giảm thủ tục hành chính. Các Luật BVMT trước đây chủ yếu căn cứ vào tiêu chí mức độ tác động đến môi trường và diện tích sử dụng đất để phân loại dự án đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay Luật BVMT 2020 đã bổ sung chi tiết tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư và đánh giá tác động môi trường như sau:Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm: Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

Phân nhóm dự án đầu tư căn cứ tiêu chí về môi trường như sau:Dự án đầu tư nhóm I: Là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao; Dự án đầu tư nhóm II: Là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (trừ dự án đầu tư nhóm I);Dự án đầu tư nhóm III: Là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (trừ dự án đầu tư nhóm I và nhóm II);Dự án đầu tư nhóm IV: Là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc Dự án đầu tư nhóm I, II, III.

Thứ ba, bổ sung quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp triệt để cho địa phương. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã phân cấp mạnh mẽ cho địa phương thông qua chế định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (quy định hiện hành phân cấp các Bộ, ngành đều có thể thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) đồng thời quy định các bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả.

Thứ tư,Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đẩy mạnh phân loại rác thải tại nguồn nhằm khắc phục tình trạng chôn lấp rác thải ở Việt Nam hiện nay còn cao chủ yếu do rác thải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý, Luật BVMT 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người. Cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn do nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý rác thải phải nộp sẽ cao, thông qua quy định rác thải sinh hoạt phải được phân làm 03 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác.

Thứ năm,hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Luật BVMT 2020 đã đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay; trong đó đối với các đối tượng là di sản thiên nhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học và di sản văn hóa thì vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáo trộn, chồng chéo. Đồng thời, quy định việc điều tra, đánh giá, quản lý và BVMT di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trị bền vững di sản thiên nhiên ở nước ta./.

 Ngọc Ánh

                                      Phó Trưởng phòng XDVB&PBGDPL, Sở Tư pháp