Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN SƠ KẾT CÔNG TÁC TƯ PHÁP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019(17/07/2019)
Lượt xem: 4066
Ngày 12/7/2019, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2019. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp có đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp.
Ngày 12/7/2019, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2019. Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tư pháp có đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; tại điểm cầu tỉnh Cao Bằng có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp.

Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội nghị.

             (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - www.moj.gov.vn)

Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành tư pháp đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, nhất là 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định ngay từ đầu năm và các nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và các nhiệm vụ được giao thêm về tổng kết, đánh giá việc thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị của Đảng; sơ kết thi hành Hiến pháp năm 2013…

Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp được thực hiện theo đúng phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả” của Chính phủ, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019.

Bộ Tư pháp tiếp tục cùng với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp triển khai các nhiệm vụ, qua đó kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp công tác. Giải quyết được số lượng lớn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực hành chính tư pháp, nhất là cấp phiếu lịch tư pháp, chứng thực, công chứng, trợ giúp pháp lý, đăng ký giao dịch bảo đảm…So với cùng kỳ năm 2018, số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tiếp tục giảm, đặc biệt giảm mạnh ở cấp huyện và cấp xã, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, các Bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 348 văn bản quy phạm pháp luật (giảm 22,5% so với cùng kỳ 2018); các địa phương ban hành 1.293 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh (tăng 1,7%), 391 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp huyện (giảm 57,6%) và 1.758 văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã (giảm 69%).

Mở rộng triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng thêm 13 địa phương so với cuối năm 2018. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức 716.682 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 37,8 triệu lượt người; phát miễn phí hơn 27,2 triệu tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đến nay, có 7.758/9.874 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.   

Tại Hội nghị, các địa phương đã trao đổi, thảo luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác tư pháp. Sở Tư pháp Cao Bằng đã phát biểu, phản ánh về quá trình thực hiện Quy chế phối hợp số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 ngày 29/06/2018 của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp và Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Bộ Công an về Phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó từ ngày 01/4/2019 đã thực hiện chuyển toàn bộ hồ sơ tra cứu qua phần mềm và nhận kết quả tra cứu qua phần mềm, chấm dứt việc chuyển hồ sơ tra cứu và nhận kết quả tra cứu bằng hồ sơ giấy qua đường công văn nhằm góp phần giảm bớt công sức, chi phí, nhân lực cho sở Tư pháp, đảm bảo kết quả đầy đủ, chính xác, an toàn, đáp ứng cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quy chế phối hợp số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 tại địa phương cho thấy, việc trả kết quả tra cứu trong thời gian qua đôi lúc chưa kịp thời (một số trường hợp quá thời gian quy định 9 - 10 ngày), đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách thủ tục hành chính và chỉ số cải cách hành chính của đơn vị. Do vậy, kiến nghị Bộ Tư pháp cần có giải pháp để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ , thống nhất đảm bảo tiến độ, thời gian theo quy định, tạo thuận lợi cho việc cấp phiếu lý lịch tư pháp và trả kết quả cho công dân đúng hạn, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

 Đồng chí Nông Thanh Khoa- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ghi nhận các ý kiến của các địa phương và trả lời của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp về các mặt công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Chia sẻ với những khó khăn, thách thức của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, Bộ trưởng cũng nhận định, ngành Tư pháp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức nên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo phù hợp với nguồn nhân lực và nguồn kinh phí.

Trong 6 tháng cuối năm 2019, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp tiếp tục bám sát Chương trình, Kế hoạch đã được ban hành. Bên cạnh đó, cần tập trung thêm một số nội dung: Về xây dựng luật, pháp lệnh, cần lưu tâm hơn tới chất lượng và thời hạn của các hồ sơ trình cũng như nâng cao chất lượng tham mưu của đội ngũ cán bộ pháp chế các Bộ, ngành, đặc biệt là trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, trong đó chú ý việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện, nâng xếp hạng các chỉ số “Chi phí tuân thủ pháp luật”; đối với lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trong bối cảnh bỏ quy hoạch công chứng, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến vấn đề đảm bảo quản lý nhà nước về công chứng, trong đó cần tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho ý kiến chỉ đạo đối với các lĩnh vực công tác khác của Bộ, ngành như lý lịch tư pháp; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật…

                                                                                             Lã Trang

Tin khác
1 2 3 4 5  ...