Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chế độ báo cáo trong quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Lượt xem: 483
Thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 (Luật XLVPHC), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC, ngày 16/01/2023,  Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BTP quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.(Thông tư có hiệu lực từ ngày 03/03/2023).

Thông tư 01/2023/TT-BTP gồm 08 Điều, 01 Phụ lục và 03 biểu mẫu; cụ thể: (i) Phụ lục-Danh mục các mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; (ii) Mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (iii) Biểu mẫu số 01- Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính, (iiii) Biểu mẫu số 02- Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Về đối tượng áp dụng: Theo quy định tại thông tư, chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quạn ngang bộ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật.

Về chế độ báo cáo: Cũng theo quy định tại thông tư, chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật vè xử lý vi phạm hành chính gồm: chế độ báo cáo định kỳ hàng năm. Báo cáo chuyên đề, Báo cáo đột xuất. Thời gian chốt số liệu của báo cáo định kỳ tính từ ngày 15/12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo.

Về thời hạn gửi báo cáo: (i) Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25/12 của kỳ báo cáo; (ii) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 21/12 của kỳ báo cáo; (iii) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND cấp huyện, UBND cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp.

 Về chỉnh lý và bổ sung báo cáo: Thông tư đã quy định rõ trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu; Trường hợp tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung báo cáo, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo.

Thông tư số 01/2023/TT-BTP được ban hành đã đảm bảo thống nhất với Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước, qua đó đảm bảo tính đồng bộ, chính xác về thông tin, số liệu, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở nước ta ./.

 

Chi tiết văn bản tại đây: TT 01.2023 BTP_Phát Hành

 

Tin khác
1 2 3 4