Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Hộ tịch
Lượt xem: 1609

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trong toàn quốc, nhằm quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Đồng chí Hà Hùng Cường, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.Tại điểm cầu Cao Bằng, đồng chí Nông Thanh Khoa, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, cùng dự có  đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.

Đồng chí Nông Thanh Khoa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trong toàn quốc, nhằm quán triệt, triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Đồng chí Hà Hùng Cường, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.Tại điểm cầu Cao Bằng, đồng chí Nông Thanh Khoa, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, cùng dự có  đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.

Luật Hộ tịch năm 2014 bao gồm 7 chương, 77 điều được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ thứ 8 ngày 20.11.2014 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2016. Luật Hộ tịch 2014 có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, gồm: Đơn giản hoá và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; giảm thời hạn giải quyết công việc về hộ tịch; Luật quy định UBND cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước, xác định lại dân tộc, trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. UBND cấp xã đăng ký các việc hộ tịch còn lại.

Luật Hộ tịch quy định xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, đồng thời kết nối, cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Với hai cơ sở dữ liệu quan trọng này, thông tin hộ tịch của người dân sẽ được quản lý tập trung, thống nhất. Các bộ, ngành, địa phương có thể khai thác, sử dụng thông tin công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để giải quyết các yêu cầu của người dân nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong việc triển khai Luật Hộ tịch, nhất là việc cải tiến mô hình đăng ký hộ tịch theo hai cấp là cấp xã và cấp huyện, việc hỗ trợ công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với cấp huyện; việc tuyển chọn, quản lý những cán bộ làm công tác hộ tịch ổn định, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ... Hầu hết các đại biểu tán thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, giúp cho việc thống nhất các thông tin, dữ liệu hộ tịch chung của ngành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lộ trình thực hiện đến năm 2020 là thời gian quá dài… Bộ Tư pháp đã giải đáp trực tiếp tại Hội nghị một số ý kiến, kiến nghị của các địa phương thuộc thẩm quyền.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai Luật Hộ tịch, đảm bảo quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Để Luật đi vào cuộc sống, đồng chí Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu: Các ngành có liên quan khẩn trương trong việc phối hợp rà soát, nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định các nội dung được giao trong Luật; Ngành Tư pháp phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và kiện toàn đội ngũ làm công tác này. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh, qua đó tuyên truyền, phổ biến đưa Luật Hộ tịch đi vào cuộc sống.

Ngọc Ái

Nguồn Cổng thông tin điện tử Cao Bằng